Khối Thịnh vượng chung là một tổ chức liên chính phủ, được thành lập từ năm 1926, hiện gồm 54 quốc gia thành viên, chiếm 1/3 dân số toàn cầu và 1/5 diện tích thế giới. Đây là một trong những khối liên kết kinh tế có nhiều ảnh hưởng đến thế giới.
1. Giới thiệu về Khối Commonwealth
Khối Thịnh vượng chung (Khối Commonwealth) là một tổ chức liên chính phủ, được thành lập từ năm 1926, hiện gồm 54 quốc gia thành viên.
Khối Thịnh vượng chung có tổng dân số 2,4 tỷ người, chiếm gần một phần ba dân số toàn cầu. Các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung có tổng diện tích là khoảng 31.500.000 km2, chiếm khoảng 21% tổng diện tích thế giới. Trong đó, hai quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung lớn nhất theo diện tích là Canada với 9.984.670 km2 và Úc với 7.617.930 km2.
Khối Thịnh vượng chung ngày nay dựa trên sự hợp tác tự nguyện và bình đẳng với người đứng đầu các nước Commonwealth chung do các nước thành viên bầu ra. Nữ hoàng Elizabeth II hiện là người đứng đầu Khối Commonwealth và Thủ tướng Vương quốc Anh, Boris Johnson, là Chủ tịch của Khối.
Commonwealth gồm nước nào?
Commonwealth gồm nước nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hiện tại Commonwealth gồm 54 quốc gia nằm trên khắp 5 châu lục của thế giới với các quốc gia hùng mạnh bao gồm:
Châu Âu: Vương quốc Anh, Malta, Đảo Síp.
Châu Á: Bangladesh, Brunei, Ấn Độ, Malaysia, Maldives, Pakistan, Singapore, Sri Lanka.
Châu Mỹ: Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Canada, Dominica, Grenada, Guyana, Jamaica, Saint Lucia, Kitts và Nevis, Saint Vincent và Grenadines, Trinidad và Tobago.
Châu Đại Dương: Úc, Fiji, Kiribati, Nauru, New Zealand, Papua New Guinea, Samoa, Quần đảo Solomon, Tonga, Tuvalu, Vanuatu.
Châu Phi: Botswana, Cameroon, Gambia, The Ghana, Kenya, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mauritius, Mozambique, Namibia, Nigeria, Rwanda, Seychelles, Sierra, Leone, Nam Phi, Uganda, Tanzania, Zambia.
Năm 2019, các nước Commonwealth có GDP nội khối trên 9 nghìn tỷ đô la, 78% trong số đó đến từ bốn nền kinh tế lớn nhất: Vương quốc Anh (3,124 nghìn tỷ đô la), Ấn Độ (3,010 nghìn tỷ đô la), Canada (1,652 nghìn tỷ đô la) và Úc (1,379 nghìn tỷ USD).
2. Phân biệt Khối Thịnh vượng chung với một số khối khác
Có lẽ nhiều Nhà đầu tư vẫn còn thắc mắc khối commonwealth là gì với các khối như Liên minh Châu Âu (EU) và Khối Schengen.
Khối Liên minh châu Âu (EU)
Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức gồm 27 quốc gia thành viên. EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác, liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
Ngoài ra, Liên minh Châu Âu tạo ra một khu vực mà ở đó, hàng hóa, dịch vụ, con người, vốn tài chính được tự do lưu thông giữa các nước thành viên. Lợi ích khổng lồ từ Liên minh Châu Âu, đó là quyền tự do đi lại và làm việc trong các nước EU.
Khối Schengen
Khối Schengen là một khu vực bao gồm 26 quốc gia châu Âu đã kí kết hiệp định về tự do đi lại. Nếu công dân thuộc quốc tịch của một trong những nước nằm trong khối thì sẽ được miễn visa và được đi lại tự do trong khối. Những công dân từ quốc gia khác khi đến khu vực Schengen đều có thể xin cấp visa Schengen. Thị thực ngắn hạn Schengen cho phép lưu trú tối đa 90 ngày trong khoảng thời gian 6 tháng.
Malta là quốc gia duy nhất trên thế giới thuộc cả 4 khối là Liên minh Châu Âu (EU), Khối Schengen, Khối Thịnh vượng chung (Commonwealth) và Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone).
Việc sở hữu thẻ thường trú nhân Malta hoặc quốc tịch Malta mang lại lợi ích khổng lồ về đi lại, làm việc trên toàn thế giới và cơ hội được thụ hưởng nền giáo dục, y tế bậc cao cho cả gia đình.
3. Lợi ích của các công dân thuộc Khối Thịnh vượng chung
Các quốc gia thành viên trong Commonwealth liên kết với nhau thông qua ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa. Cụ thể như sau:
- Mọi công dân thuộc các nước trong khối có thể tự do đi lại, du lịch miễn thị thực. Ví dụ như một người Malta có thể học tập ở Úc, sinh sống ở Vương Quốc Anh và làm việc tại Canada.
- Công dân Khối Thịnh Vượng không yêu cầu thị thực để vào Vương quốc Anh và có thể sống tại Anh từ sáu tháng tới một năm. Ví dụ, nếu là người Malta thì công dân Malta có thể nhập cảnh và lưu trú ở Anh từ 6 tháng đến 1 năm.
- Trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như giấy thông hành bị mất hoặc bị đánh cắp, hộ chiếu khẩn cấp của Vương quốc Anh cũng có thể được cấp cho công dân Khối Thịnh vượng chung không có đại diện với sự cho phép của chính phủ quốc gia. Ví dụ như công dân Malta đến Vương Quốc Anh để du lịch, khi bị mất giấy thông hành thì có thể xin cấp lại thông qua cơ quan luật pháp tại Anh.
- Nhiều công dân Khối Thịnh vượng chung vẫn giữ hộ chiếu Anh; công dân Khối Thịnh vượng chung nhập cảnh vào Vương quốc Anh cũng dễ dàng hơn nhiều so với công dân không thuộc Khối Commonwealth. Đơn giản như khi là công dân Malta, anh/chị có thể dễ dàng làm hộ chiếu để nhập cảnh vào Vương quốc Anh.
4. Kết luận
Khối Thịnh vượng chung là một khối liên kết kinh tế lớn mạnh trên toàn thế giới. Nếu là công dân của Khối Thịnh vượng chung, nhà đầu tư có thể được hưởng lợi từ quyền đi lại miễn thị thực, đi du lịch không tốn nhiều thời gian làm visa, nhập cư dễ dàng hơn,.. Hi vọng bài viết đã giúp Quý Anh chị hiểu thêm khối commonwealth là gì.
Malta là một quốc gia hiếm hoi trên thế giới là thành viên của cả bốn tổ chức hùng mạnh: Liên minh Châu Âu (EU), Eurozone (khối Đồng tiền chung Euro), khối Schengen, Khối Thịnh vượng chung. Malta là một quốc gia mà công dân có thể sinh sống, phát triển lâu dài và thừa hưởng nhiều quyền lợi.
Để biết thêm thông tin chi tiết về định cư châu Âu hay các chương trình định cư khác, hãy liên hệ ngay với TMT Immigration Service – Đơn vị có hơn 7 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn định cư và bất động sản nước ngoài.